Nhiều khách hàng băn khoăn với những câu hỏi như mua, lắp đặt trạm cân xe tải điện tử ở đâu tốt, để có thể lựa chọn cho mình hoặc Quý công ty một trạm cân điện tử tốt Cân Quốc Hưng xin đưa ra một vài gợi ý sau:
1. Lựa chọn mức cân max của trạm cân xe tải:
– Mức trọng tải lớn nhất của cân phải phù hợp với yêu cầu thực tế của Quý khách và dự tính cho tương lai, thông thường giá trạm cân xe điện tử không phụ thuộc nhiều vào mức trọng tải lớn nhất của trạm cân mà thực tế lại phụ thuộc nhiều vào chiều dài của bàn cân điện tử.
Ví dụ:
– Cân xe chở xăng dầu, gas chỉ cần dùng loại cân 30 – 40 tấn.
– Cân xe chở quặng thường dùng từ loại 80 tấn trở lên.
– Cân sắt thép thường dùng từ loại 100 tấn – 120 tấn.
2. Lựa chọn kích thước bàn cân xe tải điện tử:
Kích thước bàn cân xe tải điện tử cần phải phù hợp với chiều dài xe thường xuyên cân để tránh lãng phí tiền bạc và diện tích bố trí trạm cân điện tử, vì ngoài đường lên, cân xe tải còn cần phải có đường tránh. Kích thước bàn cân thường thiết kế theo tiêu chuẩn của các loại xe tải được sản xuất, sử dụng phổ biến hiện nay
Ví dụ:
– Cân xe tải 1 cầu, 2 cầu tải trọng 7,5-20 tấn bàn cân dài 10m
– Cân xe tải 2 cầu, container 20 feet tải trọng 20-60 tấn bàn cân dài 12m
– Cân xe container 40 feet, xe chuyên dụng 80-120 tấn bàn cân dài 18
3. Lựa chọn kiểu cân chìm hay nổi:
Phụ thuộc vào địa hình và thế đất của Công ty để xây dựng và lắp đặt trạm cân xe tải điện tử kiểu nổi hay chìm. Cân Phương Trang sẽ tư vấn thêm cho Quý khách trong trường hợp Quý khách còn phân vân chưa biết nên lựa chọn loại Cân nào cho phù hợp.
Ưu và nhược điểm của loại cân xe tải chìm hay nổi như sau:
Cân kiểu nổi:
Ưu điểm: Nằm hoàn toàn trên mặt đất nên việc bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài, chi phí xây dựng móng cân điện tử thấp.
Nhược điểm:Chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống.
Cân kiểu chìm:
Ưu điểm: Nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân xe tải. Không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của công ty.
Nhược điểm: Hầm trạm cân điện tử kiểu chìm chi phí xây dựng lớn. Phải làm vệ sinh thường kỳ do rác bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến của cân. Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân.
4. Lựa chọn bước nhảy (độ nhạy) của trạm cân xe điện tử:
Bước nhảy của cân (d hay e) có thể là 10kg, 20 kg tùy theo nhà sản xuất nhưng tổng số bước nhảy n của cân không được quá 10.000e theo quy định cân cấp 3.
Ví dụ: Hai trạm cân xe tải cùng có mức trọng tải lớn nhất của cân là 80 tấn và cùng kiểm định đạt tiêu chuẩn trạm cân xe tải nhưng có bước nhảy khác nhau là: 10kg và 20kg thì cân có bước nhảy 10 kg có sai số cho phép nhỏ hơn, cân sẽ hiển thị “chi tiết” đến từng 10kg.
5. Lựa chọn thiết bị cân đồng bộ hay phối ghép:
Thông thường các thiết bị đồng bộ cân điện tử do một hãng sản xuất có độ tương thích giữa các thiết bị tốt hơn nên độ ổn định và độ bền cao hơn các thiết bị đơn lẻ.
Thiết bị trạm cân xe điện tử được chia ra làm 2 loại chính:thiết bị tín hiệu số(Digital) và thiết bị tín hiệu tương tự (Analog).
– Thiết bị tín hiệu số sẽ cho kết quả chuẩn xác và nhiều tính năng ưu việt hơn gấp nhiều so với thiết bị tín hiệu tương tự.
– Thiết bị cân xe tải càng nhiều tính năng, đa dạng về ứng dụng, phần mềm cân thì giá càng cao, nhưng đồng thời Quý khách sẽ được hưởng nhiều tiện ích phong phú hơn của loại cân cao cấp.